HỮU CƠ VI SINH ACHACOMIX
* Thành phần:
- Trichoderma spp (Trichoderma viride, Trichoderma harzianum,…): 1.000 CFU/g
- Azotobacter sp. Aspergillus spp: 1.000 CFU/g
- Hữu cơ: 15 Axit Humic: 2; N-P-K: 1-1-4
- CaO: 1,5; MgO: 1,2; S: 0,5%; Độ ẩm: 30
* Công dụng:
- Tăng cường hệ vi sinh vật có ích giúp cải tạo đất, đặc biệt hiệu quả trong việc phục hồi đất bị thoái hóa do sử dụng phân hóa học lâu năm
- Phân giải các chất hữu cơ và xác bã thực vật, chuyển hóa thành các chất dễ tiêu cho cây trồng.
- Đặc biệt hiệu quả trong phòng ngừa bệnh vàng lá, thối rễ, chết nhanh, chết chậm, xì mũ, lỡ cổ rễ (tiêu, bưởi, cam, quýt, sầu riêng, ớt, rau cải, cà chua,...) do nấm bệnh (phytophthora sp, Fusarium sp, Rhizoctonia solari, Sclerotium sp, Pythium sp,...) và tuyến trùng vùng rễ.
- Dùng làm men phân giải rơm rạ, hữu cơ, vỏ cà phê, phân gia súc để sản xuất phân hữu cơ sinh học.
* Cách dùng:
- Dùng bón trực tiếp cho cây trồng
LOẠI CÂY TRỒNG |
LƯỢNG SỬ DỤNG |
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG |
LÚA |
0,5 – 1 kg/1000m2 |
Rải, khuấy nước phun hoặc tưới lên gốc rạ sau thu hoạch Trộn 0,5-1kg với phân rải lúc bón thúc đợt 1 và đợt 2, bón cho 1000m2 |
RAU MÀU, HOA KIỂNG (Rau, cải, ớt, cà chua, dưa leo, dưa hấu,…) |
1 – 3 kg/1000m2 |
Trộn với phân hữu cơ để bón lót trước khi gieo hoặc khuấy với nước tưới thẳng vào gốc. |
CÂY CÔNG NGHIỆP, CÂY ĂN TRÁI (Cà phê, tiêu, cam, quýt, sầu riêng, xoài,…) |
3 – 6 kg/1000m2 |
Trộn với phân hữu cơ để bón trực tiếp 1-2 lần/năm Khuấy với nước tưới thẳng vào gốc. |
Dùng 1kg chế phẩm vi sinh vật Achacomix để ủ 1 tấn nguên liệu hữu cơ. Trộn đều chế phẩm với đống ủ hoặc khuấy với nước rồi tưới đều lên đống ủ (trộn bổ sung thêm 10-30kg phân làm tăng hiệu quả), bổ sung nước để đạt độ ẩm 50-55%. Đánh đống ủ cao từ 1-1,5m, phủ bạt để giữ nhiệt, 10-15 ngày đảo 1 lần. Tùy theo nguồn nguyên liệu hữu cơ, sau 20-40 ngày đống ủ sẽ chuyển thành phân hữu cơ sinh học.
Để nâng cao hiệu quả, có thể khuấy chế phẩm Achacomix trong nước pha đường chảy loãng (0,5-1 lít đường chảy/100 lít nước=1-2kg urê để khoảng 24 giờ phối hợp sục khí để tăng khối vi sinh rồi sau đó dùng nước này phun đều vào đống ủ.